Atiso Đỏ Và Bụp Giấm Giống Nhau Không?

Atiso đỏ và bụp giám giống nhau không

Hoa atiso đỏ hay còn được gọi với cái tên là hoa bụp giấm. Đây là một loại thảo được dùng làm thực phẩm và y học cổ truyền. Tuy nhiên, atiso đỏ và bụp giấm được gọi với hai cái tên khác nhau làm nhiều người bối rối. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của atiso đỏ (bụp giấm). Cách để nhận biết chúng, công dụng cũng như cách sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, Mộc Thanh An sẽ mật mí một số lưu ý khi sử dụng để đảm ảo quan toàn cho cơ thể.

Atiso đỏ và bụp giấm giống nhau không?

Hoa atiso đỏ và bụp giấm là cùng một loại nhưng có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ cây dâm bụp. Ở Việt Nam, cái tên “bụp giấm” được sử dụng phổ biến hơn đối với người dân, còn tên “Atiso đỏ” thì thường được sử dụng cho các sản phẩm đã được chế biến sẵn. Một số sản phẩm từ atiso đỏ như: Siro atiso, mứt atiso, trà atiso, nước atiso đỏ

Atiso đỏ và bụp giấm
Atiso đỏ và bụp giấm

Đây là loại cây phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới, với đài hoa là bộ phận được tận dụng nhiều nhất trong chế biến ẩm thực và làm dược liệu. Còn phần hạt thì sẽ được loại bỏ. Trong ẩm thực, ngoài việc chế biến sẵn thì trái atiso đỏ còn được sử dụng như một nguyên liệu trong món canh chua. Bởi hương vị chua ngọt tự nhiên của nó rất thích hợp với món canh này. Bên cạnh đó, trà atiso đỏ là được sử dụng nhiều nhất bởi nó làm dịu cơn khát và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đối với công dụng thì trà atiso đỏ chứa chiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gốc tự do. Phòng ngừa lão hóa và các căn bệnh mãn tính. Ngoài ra, một số nghiên cứu có thấy loài hoa này có tác dụng hạ huyết áp, nên tốt cho người cao huyết áp. Atiso đỏ còn giúp giảm cholesterol xấu nhờ đó giúp cải thiện được sức khỏe tim mạch.

Cách sử dụng hiệu quả

Atiso đỏ và bụp giấm có rất nhiều cách sử dụng, tùy theo mục đích và sở thích của mỗi người. Dưới đây là một số cách sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Pha trà atiso đỏ

Đây là cách sử dụng phổ biến nhất và dễ thực hiện:

Nguyên liệu: 10-15g đài hoa atiso đỏ khô (hoặc tươi), nước sôi.

Cách làm:

    • Rửa sạch đài hoa nếu sử dụng hoa tươi.
    • Cho đài hoa vào ấm trà, đổ nước sôi vào ngâm trong khoảng 5-10 phút.
    • Sau khi ngâm, trà sẽ có màu đỏ đẹp mắt và vị chua nhẹ.
    • Có thể thêm chút mật ong hoặc đường để tăng hương vị nếu thích.
    • Uống trà khi còn ấm hoặc để nguội rồi thêm đá nếu muốn thưởng thức lạnh.

2. Siro atiso đỏ

Đây là thức uống được nhiều người ưu chuộng bởi hương vị thơm ngon, được dùng làm thức uống và trong các món ăn:

Nguyên liệu: Đài hoa atiso đỏ tươi, đường.

Cách làm:

    • Rửa sạch đài hoa, để ráo nước.
    • Xếp một lớp đài hoa, một lớp đường vào lọ thủy tinh (cứ 1kg hoa thì dùng khoảng 800g đường).
    • Đậy kín lọ và để nơi thoáng mát, sau khoảng 5-7 ngày đường tan ra và tạo thành siro.
    • Siro atiso đỏ có thể dùng để pha nước uống, thêm đá vào để giải khát, hoặc làm nguyên liệu cho các món tráng miệng.

3. Ngâm rượu atiso đỏ

Được chế biến thành loại rượu với vị chua ngọt và tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu: 1kg đài hoa atiso đỏ, đường và rượu trắng

Cách làm:

    • Rửa sạch trái atiso đỏ, để ráo nước.
    • Xếp hoa vào lọ, thêm đường theo tỷ lệ 1:1.
    • Sau khi hoa atiso đỏ ngấm đường, tiến hành chắt lấy phần nước đường và thêm rượu trắng vào ngâm chung.
    • Ngâm trong khoảng 1-2 tháng là có thể sử dụng.

4. Làm nước atiso đỏ giải khát

Nếu không muốn pha trà, bạn có thể tận dụng đài hoa tươi để làm nước giải khát tự nhiên:

  • Nguyên liệu: Đài hoa atiso đỏ tươi, đường, nước.
  • Cách làm:
    • Đun sôi đài hoa tươi với nước trong khoảng 15-20 phút cho đến khi nước có màu đỏ sẫm.
    • Thêm đường vào nồi nước theo khẩu vị, sau đó để nguội.
    • Nước atiso đỏ có thể uống lạnh để giải nhiệt, làm mát cơ thể trong những ngày hè.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng atiso đỏ và bụp giấm

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Một số thành phần trong atiso đỏ không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nên việc sử dụng atiso sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.

Sử dụng quá liều lượng: Không nên sử dụng quá nhiều trong cùng một ngày và sử dụng kéo dài liên tục. Điều này sử gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như hạ huyết áp và quá tải gan

Người đang sử dụng thuốc: Atiso có thể tương tác với một số thành phần trong thuốc. Nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào thì nên hỏi ý kiến bác sỉ trước khi sử dụng.

Như vậy, trong bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu rằng atiso đỏ và bụp giấm là cùng một cây. Ngoài ra, loài cây này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng. Với những thông tin vừa rồi mà Mộc Thanh An chia sẻ mong sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về loài cây atiso đỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *