Bụp giấm hay còn được gọi là Atiso đỏ có tên khóa học là Hibiscus. Đây là một loại cây được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt các loại bụp giấm khác nhau. Mỗi loại đều có những cách sử dụng và đặc điểm khấc nhau. Vậy cây bụp giấm có mấy loại? Trong bài viết này Mộc Thanh An sẽ giải đáp thắc mắc đó. Bên cạnh đó là tìm hiểu về các giống cây, đặc điểm và cách sử dụng của chúng một cách hiệu quả.
Mục lục
Cây bụp giấm có mấy loại
Cây bụp giấm chủ yếu được chia ra thành 2 loại dựa vào mục đích sử dụng là cây bụp giấm lá đỏ và bụp giấm xanh:
Cây bụp giấm lá đỏ (Hibiscus sabdariffa var. sabdariffa)
Đây là loại bụp giấm phổ biến và được sử dụng nhiều trong thực phẩm:
- Đặc điểm: Đây là loại cây có màu đỏ tươi vô cùng sặc sỡ ở phần đài hoa và có một phần đỏ ở lá cây. Đài hoa là bộ phận được sử dụng nhiều nhất vì có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
- Công dụng: Cây bụp giấm lá đỏ thường sử dụng đài hoa để chế biến thành trà, mứt và siro. Những thực phẩm này có hương vị chua nhẹ và được nhiều người yêu thích sử dụng. Đây không chỉ là thức uống giải khát thông đường mà nó còn mang lại nhiều lợi ích như: Hạ huyết áp, chống viêm, giảm cholesterol. Ngoài đài hoa thì lá atiso đỏ cũng được dùng để nấu canh, sử dụng làm thuốc,…
Cây bụp giấm xanh (Hibiscus sabdariffa var. altissima)
- Đặc điểm: Đây là loại cây có thân cao và lá màu xanh đặc trưng. Với phần hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt. Riêng phần đài hoa thì khá mỏng và không được nổi bật như cây bụp giấm lá đỏ.
- Công dụng: Khác hoàn toàn với công dụng làm thực phẩm thì bụp giấm xanh được dùng để lấy sợi. Được sử dụng chính cho ngành dệt may để sản xuất ra dây thừng, bao tải. Tuy không được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm nhưng loài cây này vẫn được sử dụng làm món ăn ở một số địa phương.
Cách sử dụng
Sau khi đã giải đáp thắc mắc cây bụp giấm có mấy loại thì Mộc Thanh An sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chúng:
Cách sử dụng cây bụp giấm đỏ
Pha Trà: Đây là cách được sử dụng phổ biến, chỉ cần nấu atiso đỏ khô trong nước sôi từ 5 – 10 phút. Bạn có thể uống trà trực tiếp khi nóng ấm hoặc để nguội và sử dụng với nước đá. Loại trà này có hương vị chua nhẹ, cung cấp vitamin và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Làm siro hoặc nước ép: Để làm siro ta cần đun đài hoa với nước và đường đến khi hỗn hợp trở nên sệt và đặc lại. Siro bụp giấm có thể được dùng để pha chế đồ uống, làm mứt hoặc kết hợp với các món tráng miệng. Đối với nước ép thì chỉ cần ép hoa bụp giấm tươi có thể ép lấy nước. Sau đó pha loãng với nước và thêm đường hoặc mật ong để uống. Nước ép bụp giấm có tác dụng giải nhiệt và làm mát cơ thể.
Sử dụng lá bụp giấm đỏ (lá atiso đỏ): Dù không được sử dụng phổ biến như đài hoa bụp giấm nhưng lá của nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon được yêu thích. Với vị chua nhẹ phần lá được sử dụng như gia vị cho món canh, lẩu atiso hoặc salad. Ngoài ra, lá atiso khô còn được dùng để làm thành các loại thuốc rất hiệu quả.
Dùng làm mứt: Để làm mứt thì đầu tiên chúng ta cần rửa sạch, sau đó rim với đường ở nhiệt độ thấp. Thời gian trong khoảng 15 – 20 phút rau đó tắt bếp. Món này có thể ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với các món khác đều rất ngon.
Cách sử dụng cây bụp giấm xanh
Sản xuất vải sợi: Đây cũng chính là công dụng chính của loài cây này. Sợi của cây rất bền và chắc chắn. Để sản xuất có có trang thiết bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên sợi của loài cây này chỉ được ưa chuộng ở các quốc gia châu phi và Ấn Độ. Sợi của loài cây này được sản xuất thành dây thừng là chủ yếu, tiếp đến là các vật dụng gia đình.
Làm thuốc: Bụp giấm xanh cũng chứa nhiều dưỡng chất và được ứng dụng trong bài các bài thuốc. Bên cạnh đó lá và đài hoa cũng được sử sử dụng làm thuốc đắp. Mang lại nhiều công dụng như: giảm viêm, giảm sưng, làm dịu vết thương,…
Như vậy, Mộc Thanh An vừa giải đáp thắc mắc cây bụp giấm có mấy loại và cách sử dụng của nó. Với 2 loại chính, mỗi loại đều mang những công dụng và cách sử dụng khác nhau. Hiểu rõ về đặc điểm và cách sử dụng của từng loại sẽ giúp chúng ta có cách sử dụng hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm những kiến thức hữu ích trong việc phân biệt cây bụp giấm.